Bạn có muốn trở nên giàu có? Tôi có muốn trở nên giàu có?Có chứ, tôi rất muốn. Vì thế tôi đang rất nỗ lực, và tôi muốn chia sẻ cho bạn những kiến thức mà tôi biết:

Lý do đầu tiên của một người không thể giàu có là gì? Họ bỏ qua mọi cơ hội dù là lớn hay nhỏ trong cuộc sống. Do đó là họ không đủ kiên nhẫn đọc hết bài viết quá dài này của tôi.

Lý do thứ 2 là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây: (Sẽ dài lắm đấy)

———————————————————

Rất nhiều người nhìn và ngưỡng mộ người khác giàu có, có nhà có xe hơi và có đất ở đây, ở kia; nhưng thực sự chúng ta cần làm rõ thế nào là giàu có.

Tôi chia giàu có làm 2 loại: loại không bền vững và loại bền vững.

Giàu loại không bền vững là những người sở hữu nhiều thứ có giá trị cao như: nhà cửa, đất đai, tiền bạc nhờ vào các yếu tố >> may mắn, quan hệ, thừa kế.

Tại sao lại nói đây là giàu có không bền vững? Bởi vì có một sự thật là làm giàu đã khó nhưng giữ giàu còn khó hơn rất nhiều. Không ai may mắn mãi mãi, quan hệ rồi cũng có lúc đứt và những núi tiền của thế hệ trước để lại cũng sẽ dễ dàng biến mất chỉ trong một thời gian.

Giàu có bền vững là giàu có dựa trên kỹ năng và tri thức về TIỀN. Giàu bằng khả năng thực sự của người làm ra của cải. GIÀU BỀN VỮNG hoàn toàn CÓ CÔNG THỨC và CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC.

Vậy câu hỏi đặt ra: Nếu CÓ CÔNG THỨC, CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC thì tại sao tất cả mọi người không CÙNG GIÀU NHƯ NHAU?

Chúng ta sẽ đi tìm lời giải đáp ngay sau đây:

———————————————————

Trước hết chúng ta cần bổ túc 1 chút kiến thức:
Tài sản là gì? Tài sản là những thứ đem tiền vào túi ta.
Tiêu sản là gì? Tiêu sản là những thứ đem tiền ra khỏi túi của ta.

Một ngôi nhà để ở thì: nó lấy đi tiền của ta để mua nó, đóng thuế, bảo trì, tiền sửa chữa, tiền điện, tiền nước,… vậy nên nó đang lấy tiền ra khỏi túi của ta => nó là một tiêu sản.

Một ngôi nhà để cho thuê thì sau khi trừ mọi chi phí, nó mang lại cho bạn 1 triệu/tháng => nó là tài sản.

Và những người giàu không bền vững có RẤT NHIỀU TIÊU SẢN. Ngôi nhà lớn của họ, chiếc xe hơi, những miếng đất bất động chờ giá thị trường,… chúng không sinh ra tiền hàng tháng. Nói cách khác là họ làm việc để trả phí cho chúng hoạt động, càng nhiều tiêu sản thì ta lại càng phải nuôi nhiều.

Những người giàu bền vững họ tìm cách để CÓ NHIỀU TÀI SẢN. Họ muốn có những thứ tạo ra tiền cho họ, chứ không muốn có thứ mà họ phải mất tiền đi.

Nhìn lại chúng ta xem chúng ta đang làm việc hùng hục để mang tiền trả cho cái gì? Nếu khi ta không làm gì cả, cái gì đang mang tiền cho ta?

Bây giờ, bạn đã biết bạn đang có bao nhiêu TÀI SẢN và bao nhiêu TIÊU SẢN. Ok, Đơn giản chứ? Bạn sẵn sàng bước sang phần tiếp theo chưa?

———————————————————

Vấn đề thứ 2 cần biết đó là: Phân biệt giữa huấn luyện tài chính và giáo dục tài chính:

Các hệ thống giáo dục hiện tại thường chưa có chương trình dạy về tài chính thực sự. Những trường về kinh tế thì họ huấn luyện cho sinh viên về tài chính chứ không giáo dục họ về tài chính.

Huấn luyện và giáo dục khác nhau gì?

Huấn luyện là chỉ cho người ta làm mà chẳng hiểu vì sao, không hiểu ý nghĩa thực sự bên trong, đi theo một con đường dập khuôn. Giáo dục là chỉ cho người ta hiểu vì sao rồi để tự người ta làm, dựa trên những biến động từ thực tế.

Tài chính cũng vậy, bạn được huấn luyện như sau:

Học thật giỏi, cố gắng đạt điểm cao để lấy một cái bằng tốt để xin một công việc tốt, từ công việc tốt bạn sẽ kiếm được nhiều tiền, và dùng tiền đó để mua nhà, mua xe hơi, mua một vài miếng đất và có một chút để gửi tiết kiệm hưu trí.

Toàn bộ những gì bạn được huấn luyện là dùng chính sức lao động của bạn để biến nó thành tiền, biến nó thành những TIÊU SẢN. Cuối đời bạn có được một gia tài kha khá đều là bằng sự lao động hùng hục của bạn (hãy nhìn những bác sĩ, kỹ sư giàu có – họ làm việc tối mắt cả đời). Bạn hoàn toàn LÀM VIỆC CHO ĐỒNG TIỀN, dùng thời gian và sức lực đổi lấy tiền bạc.

Khi bạn mua nhà, thì ngôi nhà đó là sức lao động của bạn những ngày trước đó, và ngôi nhà đó sẽ tiếp tục đốt tiền của bạn mỗi tháng, cái xe hơi cũng đốt tiền của bạn mỗi tháng, đất đai thì phập phồng theo thị trường không thể lường trước, tiền tiết kiệm thì mất giá theo ngày (10 năm trước 1 suất cơm giá 3.500 đ, và nay nó là 35.000 đ, trượt giá 1000 %, lãi suất ngân hàng thì chỉ có 10%/ năm, tính sơ sơ gửi 3.500 đ vào ngân hàng thì sau 10 năm thì bạn có khoảng hơn 8.000 đ và bạn cần thêm 27.000 đ để có thể đủ 35.000 đ mà ăn xuất cơm của 10 năm trước)

Huấn luyện lao động: Sức lao động và thời gian của bạn được sử dụng một cách hoang phí. Và đây là cách mà những người đi trước huấn luyện lại cho người đi sau vì đơn giản họ cũng được huấn luyện bởi chính những người thầy của thầy.

Những người giàu bền vững họ không đi theo lối mòn này, họ không bao giờ phung phí công sức của họ một cách không thương tiếc như vậy.

Vậy như nào mới được gọi là giáo dục tài chính? Giáo dục tài chính là thứ mà giúp bạn nhìn nhận ra phương pháp BẮT TIỀN LÀM VIỆC CHO MÌNH chứ không làm việc vì tiền. Đây là cách để ta có thể giàu cả TIỀN BẠC và THỜI GIAN.

Giáo dục tài chính là cở sở tạo nên những tỷ phú, triệu phú thế giới và bạn sẽ hiểu vì sao cùng sinh ra, cùng sống tần đó năm, cùng lớn lên, họ xuất phát điểm còn kém chúng ta nhưng sao họ có thể kiếm những tài sản khủng khiếp như vậy.

Bạn đã mường tượng ra chưa? Chúng ta sẽ chuyển sang phần tiếp theo.

———————————————————

Giờ bạn đã có chút kiến thức để chúng ta bắt đầu bước vào công thức làm giàu, tại sao CÓ CÔNG THỨC MÀ VẪN NGHÈO?

Đầu tiên chúng ta phải khẳng định: Không có công thức dành cho LÀM GIÀU KHÔNG BỀN VỮNG. Vì chẳng có công thức chung nào dành cho người trở nên giàu có nhờ may mắn, quan hệ và thừa kế cả, vậy nên ta không thể học để giàu bằng cách đó. Dù có thì xin lỗi là mình ko biết.

Vậy công thức làm giàu này là gì? nó là LÀM GIÀU BỀN VỮNG dựa trên KỸ NĂNG và TRI THỨC.

Về bản chất, mỗi người sẽ được tự quyết định số tiền mà họ kiếm được: dựa trên những thứ họ CÓ THỂ làm được và những thứ họ KHÔNG THỂ làm được.

DỰ ĐỊNH TƯƠNG LAI sẽ quyết định HÀNH ĐỘNG HIỆN TẠI. Bạn hoàn toàn quyết định được tương lai bạn có những thứ gì, bằng cách HÀNH ĐỘNG ở hiện tại.

Vậy KỸ NĂNG và TRI THỨC cần là gì? Đó là kỹ năng và tri thức tạo tài sản (hãy nhớ là tài sản, nếu bạn đã quên thì hãy quay về đầu trang) và người ta phải học và rèn luyện kỹ năng đó; khi họ đã có được thì họ áp dụng đi, áp dụng lại liên tục đến hết cuộc đời. KỸ NĂNG và TRI THỨC là thứ chỉ cần TRANG BỊ MỘT LẦN là có thể DÙNG CẢ ĐỜI.

Kỹ năng và tri thức kia có được dạy không? Có, hoàn toàn có. Tại sao được dạy mà vẫn có người nghèo?

Vâng, đó là bởi vì người ta học được rồi và người ta KHÔNG HÀNH ĐỘNG, họ chỉ nói và KHÔNG THỰC HIỆN.

Tại sao vậy? Làm giàu không khó là đúng, nhưng ai bảo làm giàu dễ thì đập vỡ răng nó ra.

Ví dụ như: bạn có thể bước trên bậc thang không? Có, tất nhiên rồi, miễn là bạn có đôi chân. Bạn có thể đi lên đi xuống bậc thang rất dễ dàng và thoải mái.

Nhưng tôi bảo bạn bước lên một cầu thang 1 triệu bậc thì sao? => Đó, công thức làm giàu cũng giống như vậy.

Bạn hoàn toàn có thể bước từng bậc từng bậc, nhưng nghĩ đến 1 triệu bậc thì bạn không hành động nữa. Và bạn quay về với những thứ tài chính được huấn luyện. Bởi vì sao? Vì nó dễ hơn, nhẹ nhàng hơn, đỡ vất vả hơn, đỡ khó khăn hơn.

Người ta muốn giàu nhưng lại không muốn trả cái giá cho luyện tập KỸ NĂNG và TRI THỨC, người ta chỉ muốn giàu sau một giấc mơ ngủ dậy >>> Đó là nguyên nhân mà vé số không bao giờ ngừng bán, vì nó đánh vào tâm lý GIÀU mà không cần TRẢ GIÁ.

Bạn đã bao giờ thắc mắc:

Tại sao một số người rất giỏi, sở hữu một cái đầu thông minh, thật thà, mẫu mực và cố gắng nhưng vẫn không giàu?

Tại sao một số kẻ học kém hơn ta, hình thức xấu hơn ta, nói chung là không hề bằng ta nhưng nó lại kiếm được nhiều tiền hơn ta?

Bạn hãy tưởng tượng bạn cần đi đến một cái đích, bạn thông minh và sở hữu chiếc xe Mercedes cao cấp và đắt tiền nhưng bạn đi trong bóng đêm và lái xe trên con đường làng, đường đồng quê thì sao?

Một kẻ không thông minh bằng bạn, lái một chiếc xe cà tàng, mọi thứ có thể rơi ra bất cứ lúc nào nhưng hắn ta lại đang đi đường cao tốc thì sao?

Và hắn ta đi nhanh hơn bạn, đồng nghĩa hắn kiếm nhiều tiền hơn bạn.

Vậy tại sao? Bởi vì hắn có TRI THỨC và KỸ NĂNG TÀI CHÍNH. Tri thức và kỹ năng tài chính chính là con đường cao tốc mà hắn đi. Con đường bạn đang lao đi là CON ĐƯỜNG ĐỒNG QUÊ gồ ghề, không biển báo.

Hãy thử hỏi lại tất cả mọi người và hỏi lại chính bạn xem kỹ năng tài chính của bạn có là gì? Chẳng trường nào dạy cho bạn cả, và sau đó bạn tự tích luỹ được vài thứ linh tinh từ chính cuộc sống hằng ngày và nghĩ mình có khả năng xử lý đồng tiền tốt rồi.

Vâng, đa phần mọi người vẫn đầu tư vào cái gì khi có tiền? => mua đất, mua vàng, mua nhà, mua cổ phiếu,… với mục đích gì? CHỜ NÓ TĂNG.
Đây là phương pháp đầu tư vì LÃI – VỐN. Sự đầu tư rủi ro vô cùng cao và bạn không thể chắc chắn thị trường lên hay xuống. Đó là một canh bạc và chỉ cần một đợt suy thoái sẽ cuốn sạch mọi thứ khỏi bạn dù trước đó bạn có gặp may mắn bao nhiêu lần. (hãy nhớ lại đợt suy thoái 2007)

Vậy đầu tư vào đâu là an toàn? đầu tư vào đâu là tốt? => Đừng hỏi câu đó, hãy hỏi bạn là một người đầu tư giỏi hay không? Điều đó không có nghĩa là mang tiền đi đưa cho những quỹ đầu tư ngon ngọt bởi vì rằng họ cũng chẳng khác gì bạn. Họ được huấn luyện tài chính, và cũng chỉ là đánh bạc mà thôi.

Với những nhà môi giới tài chính, họ sẽ dẫn dắt bạn vào cuộc chơi, dù bạn thắng, hay bạn thua thì mãi mãi bạn sẽ không rút tiền về, và đồng tiền của bạn chỉ là những con số tưởng tượng, cho đến 1 ngày thị trường sập toàn bộ và tất cả cùng ra đứng đường.

Người ta huấn luyện cho bạn làm việc để kiếm tiền, nhưng lại không giáo dục cho bạn làm việc trực tiếp với tiền bạn kiếm được.

Người giàu luôn đầu tư vào dòng lưu kim (dòng tiền được tự sản sinh từ tiền), và họ chỉ đầu tư LÃI – VỐN trong một số trường hợp nhất định trong tầm đoán biết được thị trường.

Hãy nhớ có 4 loại tài sản: tài sản doanh nghiệp, tài sản bất sản cho thuê, tài sản giấy, tài sản hàng hoá. Trên đời này chỉ có vàng và bạc là tiền thật, còn lại tiền giấy là thứ có thể mọc ra từ không khí, giữ tiền giấy là điều không nên làm một chút nào cả.

Mọi người đều mong giàu có nhưng không đầu tư vào kỹ năng và tri thức, họ sợ mất tiền, họ ngại học, họ nghĩ rằng họ đã tài giỏi, họ nghĩ rằng mọi thứ họ có là đã quá nhiều,…Rất nhiều lý do khác. Người trẻ thì tiếc tiền học, người có tiền thì nghĩ mình đã ổn và chấp nhận cuộc sống an phận, đủ sống, còn từ già đến trẻ thì đều có chung 1 lý do: TÔI ĐANG RẤT BẬN.

Tuy nhiên: họ vẫn mơ ước sự giàu có. MƠ và không ai đánh thuế ƯỚC MƠ.

Để tôi nói cho bạn về cái giá của tri thức: một học sinh lớp 8 muốn được củng cố kiến thức thì thuê gia sư dạy kèm 2 buổi/ tuần với giá 100.000 đ/ buổi; 1 tháng là 8 buổi, 1 năm học 9 tháng là 72 buổi tương đương 7.200.000 đ chỉ để củng cố kiến thức lớp 8.
Học đại học ở VN trung bình 4 năm bạn cần đầu tư vào khoảng 300 triệu, nếu du học thì trung bình rơi vào tầm 2 tỷ. Bạn thấy cái giá của TRI THỨC đơn thuần đã đắt như vậy rồi đó.

Còn nếu muốn làm giàu mà không muốn bỏ gì ra thì thôi làm bố thiên hạ luôn, cần gì phải nghĩ nhiều.

Nói đi cũng phải nói lại, đánh vào tâm lý mong muốn giàu, nhiều người đã dựng lên những khoá học làm giàu với những hứa hẹn điên rồ như chỉ cần 1 ngày, hay một khoá học duy nhất. Tiền mất tật mang, cũng giống như nhiều người cầm bằng đại học mà chẳng biết cái quái gì cả.

Làm giàu thực sự là sao? Đầu tiên là phải BIẾT rồi sau đó là HÀNH ĐỘNG. Nếu chỉ cần BIẾT mà đã thành công thì NGƯỜI TRÔNG THƯ VIỆN họ đã giàu từ rất lâu rồi.

Nguyễn Minh Ngọc ™