Tôi nghĩ rằng mình có trách nhiệm phải chia sẻ điều này cho các bạn quan tâm đến khởi nghiệp.
Bạn chưa hài lòng với kiến thức và khả năng bạn đang có nhưng bạn bị phân vân trước rất nhiều khoá học đang quảng bá rầm rộ dẫn đến không biết khoá học nào là phù hợp. TÔI SẼ GIÚP BẠN.
Trước hết, tôi cũng là một nhà đào tạo nên tôi nắm khá rõ thị trường này và tôi sẽ chỉ cho bạn cụ thể ưu nhược điểm của từng chương trình hiện nay.
Nào, bạn đã sẵn sàng chưa? Chúng ta cùng bắt đầu.
Trước hết tôi chia các dạng khoá học ra 4 loại chính.
Loại thứ nhất: những khoá học động lực. Đây là những khoá học có nguồn gốc từ nước ngoài, khá phổ biến trên thế giới và làm rất thành công nên được nhiều diễn giả mang về Việt Nam để làm theo. Những khoá học này thích hợp với những người bị thiếu năng lượng trong cuộc sống do bản chất không tự duy trì được năng lượng giống như que củi vậy, cháy một khúc lại bị tắt bởi môi trường, lại cần ai đó đến châm lửa đốt mới cháy tiếp được. Hoặc một nhóm những người đã thành công và tiền tài dư dả bị mất động lực sống, mất đi ý nghĩa do mục tiêu tự đặt ra bị chinh phục và không tìm được mục tiêu và động lực mới.
Như vậy khoá học động lực sẽ cung cấp môi trường năng lượng cao, đưa con người trở nên phấn khích hơn, đưa các triết lý sống, mục tiêu cuộc đời lớn để kích thích lại năng lượng cho mọi người.
Các khoá học dạng này ở Việt Nam thường được áp dụng làm những khoá miễn phí, hay còn gọi là khoá phễu vì con người ta khi phấn khích sẽ dễ mua hàng hơn nhưng tôi thấy tựa đặt tên khoá học ở Việt Nam thường không được liên quan lắm với bản chất của khoá học dạng này.
Nếu như bạn là type người hay bị xuống năng lượng thì nên tham gia những khoá học này vì thường nó miễn phí và rất hiệu quả cho lên tinh thần.
Loại thứ hai: khoá học mang tính chất kết nối. Đây là một dạng khoá học cũng có nhiều kiến thức hay nhưng bản chất những người đến học thì không đơn thuần là kiến thức, họ đến vì khoá học có nhiều mối quan hệ có thể phục vụ được công việc kinh doanh của họ. Đặc điểm những khoá học này là nhắm đến những nhóm cụ thể mà chính nhà đào tạo đã định hình với công lao chính của họ là kết nối học viên với nhau về nguồn hàng, về uy tín, về giao lưu chia sẻ mối quan hệ cùng nhau, học hành cũng có nhưng nó chỉ là phụ thôi.
Những ai cần mối quan hệ thì nên đến đây, nhưng lưu ý là chính bạn phải có thứ để người ta “lợi dụng” thì mới nên tham gia những khoá này. Ví dụ bạn là chủ doanh nghiệp, bạn tham gia một lớp toàn chủ doanh nghiệp thì sự kết nối sẽ rất tuyệt vời, còn nếu bạn là sinh viên quèn thì đến học cũng chẳng ai quan tâm nhòm ngó gì đến bạn một cách tha thiết vì cơ bản là bạn chưa có thứ để trao đổi. Bạn thường sẽ không gặt hái được gì nếu bạn không có giá trị gì mà đến đây.
Loại thứ 3: khoá học kiếm tiền cất tốc. Đây là những khoá học kêu gọi để làm giàu, kiếm tiền bằng một cách nào đó cụ thể luôn.
Những khoá học này đặc trưng các bạn cần hiểu hoặc ai cũng phải hiểu đó là nếu người ta tự kiếm tiền được thì dạy cho bạn làm gì? Vậy tại sao họ lại dạy?
Thường để kiếm tiền được thì chính bạn phải là người kết hợp với họ để tạo mạng lưới hệ thống để cùng kiếm tiền. 90% những khoá này là tạo thành tổ chức đa cấp, thằng vào sau là thằng chết. 10% là để chung vốn, chung sức cùng làm do người dạy ko đủ lực làm tất cả một mình.
Chẳng ai đang bận kiếm tiền hoặc kiếm tiền ngon lại nổi ân tình đi dạy để thằng khác cạnh tranh miếng bánh cả. Trừ khi ăn bánh khó nhai thì đi dạy để người khác vào ăn nốt chỗ xượng xượng đó, còn mình ăn phí đào tạo rồi một thời gian sau thì nát thị trường là vừa.
Loại thứ 4: khoá học gia tăng khả năng của một người. Thực chất ra chẳng có con đường nào bền vững bằng việc bạn trở nên tài giỏi và tự biết xoay sở trong một hoàn cảnh bất kì. Muốn làm được điều đó thì năng lực não bạn cần được trang bị những thứ cần thiết.
Đây là những khoá học về chuyên môn cụ thể như tin học, kỹ năng viết, kỹ năng nói, kỹ năng quản trị, lãnh đạo, marketing, xây dựng thương hiệu… những khoá học này có khá nhiều và nếu như bạn thấy bản thân cần thì ngay lập tức có thể tìm đc đơn vị đào tạo. Nhưng hãy học khi biết mình cần chứ đừng học cho có rồi nghĩ cách dùng nó, như vậy sẽ rất kém hiệu quả.
Nhược điểm của các khoá học dạng này là rời rạc. Mỗi khoá một ngành một lĩnh vực khiến học viên trẻ và chưa có kinh nghiệm bị rối do không biết ghép nối nó lại trở thành một bức tranh tổng thể.
Ví dụ đi học FB Ads, rồi học xây dựng thương hiệu cá nhân, rồi học quản trị nhân sự, rồi lại học kỹ năng lãnh đạo,… trong khi sản phẩm không có, bản thân chưa có doanh nghiệp, khiến cho những kiến thức không có chỗ mà áp dụng và cũng không biết áp dụng như nào.
Chính vì điều đó mà môn Kiến Thức Nền tôi đang giảng dạy khắc phục được nhược điểm của những khoá học này. Nếu ví những khoá học này là những cái cây thì Kiến Thức Nền chính là mảnh vườn để trồng những cây đó.
Nghĩa là sau khi học Kiến Thức Nền bạn sẽ có cái nhìn toàn cảnh và từng vị trí của những thứ cần thiết trong cuộc sống, các hạt giống được ươm mầm và đặt sẵn toàn bộ cơ bản và đầy đủ. Đến lúc này bạn sẽ tự quyết định trồng cây gì và nuôi con gì trên mảnh đất đó theo ý bạn.
Sau đó bạn muốn nâng cao chuyên môn của cây nào thì bón mạnh vào cây đó bằng những khoá học chuyên sâu phía trên. Cực kì hiệu quả.
Ví dụ bạn chọn trở thành một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đóng gói, phụ kiện, hàng hoá gì đó trên mảnh đất kia. Triển khai một thời gian thì bạn thấy cần đẩy mạnh cây quản lý tài chính thì bạn đi học một khoá chuyên sâu quản lý tài chính, rồi sau đó bạn thấy mình cần đẩy mạnh về ứng dụng tự động hoá thì bạn đi học một chương trình chuyên sâu về tự động hoá,… như vậy sẽ rất chuẩn.
Bạn làm nghề dịch vụ trên mảnh đất kia rồi bạn làm một thời gian thì bạn thấy mình cây ươm nhanh cây quản lý nhân sự do lượng con người quá đông thì bạn đi bón cho cây nhân sự bằng một khoá chuyên sâu nhân sự.
Như vậy chúng ta học chuyên sâu khi chúng ta cần chứ không ai học chuyên sâu cho tất cả được vì nó rất nhiều và đôi khi không dùng đến.
Vậy nên tôi mới hay nói, nếu muốn phát triển bản thân thì khoá học đầu tiên nên học là khoá Kiến Thức Nền. Học xong Kiến Thức Nền thì bạn học gì cũng dễ vì mọi thứ được logic chặt chẽ, nền tảng cơ bản bạn đều nắm chắc hết rồi.
Còn sự học là vô bờ, các bạn nên nhớ chủ doanh nghiệp là phải học nhiều nhất, nếu cuộc sống của bạn là nấu một bữa cơm thì chủ doanh nghiệp là nấu 100 mâm cỗ. Cỡ như Apple thì họ nấu 200 triệu mâm cỗ, thì bạn biết quy mô lớn cái đầu phải cỡ nào mới vận hành được đấy.
Não ngừng mở là sự nghiệp ngừng tăng.
Tóm lại: thông qua đây mình có những chia sẻ rất chân thành, cuộc sống này chúng ta thực tế với nhau đi, bạn muốn giỏi thì bạn phải học, miếng pho mát miễn phí chỉ có trên bẫy chuột, đi học là luôn cần thiết nhưng đi học ở đâu cho phù hợp và hợp lý thì bạn sẽ dùng đồng tiền học phí là vô cùng hiệu quả.
Nếu kiến thức xã hội, con người, tiền bạc, nền tảng cơ bản kinh doanh, khởi nghiệp, cân bằng cuộc sống, giá trị sống mà bạn còn chưa rõ ràng thì nên bắt đầu bằng môn Kiến Thức Nền.
Nếu bạn đã rất thành công bạn cần các mối quan hệ thì bạn nên đến những lớp học với học phí đắt đỏ với nhiều cuộc giao lưu ăn nhậu và họp hành kết nối, nơi đấy là nơi dành cho bạn.
Nếu công việc của bạn ổn định, mọi thứ ok nhưng bạn bị mất hứng thú và năng lượng với cuộc sống hãy tham gia những khoá học nâng năng lượng với hội trường hàng nghìn người và thả mình vào đó một cách nồng nhiệt.
Nếu bạn có hiểu biết chút chút về một lĩnh vực nào đó và muốn tham gia đội nhóm trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm đó thì nên xem những khoá học đào tạo của những nhãn hàng bán online tuyển đại lý. Đây là một lựa chọn nhẹ nhàng thường được cầm tay chỉ việc, thêm thu nhập cơ bản bán thời gian khá hợp lý.
Hoặc đơn giản bạn muốn tham gia một tổ chức đa cấp, kiếm tiền bằng xây dựng hệ thống tuyến dưới thì cũng không thiếu lời mời hấp dẫn.
Thế nhé. Tôi thì tôi mong các bạn tìm được con đường phát triển bản thân phù hợp nhất và thâm tâm tôi chỉ tiếc nhất là tuổi trẻ của các bạn. Giảm được tối đa bao nhiêu sai lầm thì tiết kiệm được bấy nhiêu.
Chúc các bạn chọn được một lộ trình học tập hợp lý.
Kí tên: Nguyễn Minh Ngọc ™
Nếu thấy bài viết này cần thiết cho bạn bè và người thân hãy share không cần hỏi.