Trong kinh doanh thì cứ chia ra làm 2 mảng là sản phẩm và bán hàng cho dễ hiểu.Trong bán hàng thì nhiệm vụ marketing đảm nhiệm là làm sao để nhiều người biết đến nhất có thể.

Nếu nói tách bạch ra thì ông truyền thông chẳng cần phải quan tâm sản phẩm là gì và như nào cả, miễn sao nhiều người biết đến nhất, còn ông sản xuất thì cũng chẳng cần quan tâm ông truyền thông làm gì cả miễn sao là làm ra phẩm tốt nhất để có thể làm hài lòng khách hàng.

Trong chiến dịch vừa rồi thì anh Quảng đã làm quá tuyệt vời, thực sự tuyệt vời đến mức không thể tin được.

Chúng ta chưa trải nghiệm thực tế sản phẩm nên chúng ta không nói đến chuyện của ông sản xuất, thời điểm này chúng ta nói đến chuyện của ông làm truyền thông thôi.

Với kinh phí bỏ ra hàng trăm triệu đô để sản xuất, bỏ hơn 10 tỷ đồng ra để làm một chương trình giới thiệu sản phẩm, chắc chắn mọi thứ đều đã được tính toán chi li từng tý.

Khi làm truyền thông thì phải căn cứ vào văn hoá để làm, chúng ta cần thừa nhận rằng mọi người đều thích chê hơn là thích khen người khác, mọi người đều thích dìm hơn là nâng người khác lên, chính vì thế truyền thông phải phù hợp với văn hoá đó.

Chính vì vậy, BPhone cần phải truyền thông một cách làm sao để đáp ứng đúng cái cầu chê của số đông thì mới hiệu quả. Người khen sẽ luôn khen và người dìm sẽ luôn dìm. Phải cung đủ cho anh khen và anh dìm thoả mãn cái tôi của họ.

Nếu BPhone lại rất khiêm tốn, rất thật thà và giản dị thì có khi lại là một chiến dịch truyền thông xịt.

Rất nhiều điểm nhấn trong quá trình giới thiệu sản phẩm thú vị:

. Một bức ảnh chụp chùm dâu cách đây 2 năm đã được đăng trên mạng, trở thành hình minh hoạ cho tính năng lấy nét sau chụp? Sơ hở đến thế sao? Không đâu bạn ạ, khó gì đâu khi đi chụp 1 bức ảnh mới, làm vậy là có mục đích cả thôi. Vài nghìn bài báo và trăm nghìn lượt chế diễu tình tiết đó đã giúp BPhone tiếp cận thêm vài triệu người thêm 1 lần nữa (miễn phí)

. Tình tiết giới thiệu máy ảnh, hình mờ có 3 người mà hình trong ảnh có 4 người là sơ suất ư? Không đâu, đó cũng là điểm nhấn của truyền thông, nếu bạn không phát hiện ra thì khéo đội truyền thông cũng phải tự show ra lỗi đó để đẩy mạnh quá trình thoả mãn cầu dìm hàng của tập người muốn chê. TIếp cận vài triệu người nữa (miễn phí).

. Phong cách thuyết trình giống Steve Jobs và làm sân khấu giống Apple có gì không ổn? Quá tuyệt là khác, càng tranh luận thì hiệu quả truyền thông càng tốt. (chế ảnh chaien – dìm hàng – khiến ai cũng cười, cũng vui tiếp cận cả triệu người – Miễn phí)

. Câu nói: “Thật không thể tin được, quá tuyệt vời” đã trở thành câu cửa miệng của hàng loạt cư dân mạng. Ai là người làm được điều đó? (Cả một giới thanh niên hằng ngày nói câu đó và luôn nhớ đến BPhone – nhớ đến anh Quảng – Vào tiềm thức – Miễn Phí)

Mọi cái đúng, cái sai đều đã được tính toán kỹ lưỡng để tạo hiệu quả cao nhất. Ngưỡng tối cao của tư duy vì đã biết cung cả những thứ sai xót để phục vụ cầu một số đông muốn dìm hàng.

Trời ơi, thật không thể tin được. ĐỈnh của Đỉnh…

Thực sự truyền thông của BPhone không thể chê vào đâu được, quá tuyệt vời. Đến bây giờ tôi vẫn không thể tin được. Quá Tuyệt Vời.

Khâu còn lại của ông làm sản phẩm, làm sao thoả mãn người dùng. Sản phẩm vẫn là con đường phát triển bền vững nhất.

Nhân tiện đây, tôi cũng có điều cảm ơn anh Nguyễn Tử Quảng và anh ấy thật tuyệt vời!

Nguyễn Minh Ngọc ™