BÍ MẬT GIA TĂNG ĐỒNG TIỀN
Ngày hôm nay mình sẽ chia sẻ với mọi người một bài viết liên quan đến TIỀN như sau:
Có một câu chuyện đó là thời học cấp 2 của mình đã đi học bán trú, nghĩa là lớp 6 đã đi ăn cơm bụi buổi trưa. Tầm khoảng 11h30 tan học sáng thì mình đi ăn cơm rồi về trường nghỉ ngơi sau đó 1h chiều vào học. Không biết ở đây có bạn nào trải qua cùng thời đó khoảng những năm 2001 ấy. Khi đó mỗi bữa cơm của mình có giá khoảng 1.500 đ – 2.000 đ/xuất, ăn no be.
Bước vào đại học ra Hà Nội từ 2008 và sống cuộc sống sinh viên với suất cơm khi đó là 10.000 đ, hôm nào đi chơi với bạn gái thì ga lăng hô 15.000 đ cho oai.
Và dần dần đến những năm 2013 -2014 thì suất cơm bình dân tại Hà Nội thường là 25.000 đ, và khu văn phòng là 30.000 đ. Chẳng dấu gì, mình chưa có vợ và vẫn phải mùi đũng quần ăn cơm bụi, thực sự thèm bữa cơm gia đình… Tự khai luôn suất cơm hiện tại ở khu công sở Nguyễn Chí Thanh mình đang ăn là 40.000 đ.
Điều quái quỷ gì xảy ra với những con số cứ tăng lên vù vù vậy?
Hỏi 10 người thì 11 người sẽ trả lời bằng cách nói: Tiền Mất Giá – hoặc đại loại là Lạm Phát. ^^! Hôm nay chúng ta cùng chia sẻ coi rốt cục điều gì đang diễn ra nhé.
————————————
Đầu tiên mình cũng xin nói trước là thế giới đồng tiền vận động rất phức tạp, và muốn hiểu nó chúng ta sẽ đơn giản hoá nó đi chứ không làm nó thêm phức tạp nhé.
Giả sử cả thế giới chỉ có 3 người là: Ngọc và Cô Hàng Xóm và Ông ngân hàng.
Ngọc có 1 đồng.
Cô Hàng Xóm có 1 đồng.
Ông Ngân hàng có 8 đồng.
Vậy là đầu tiên cả thế giới có 10 đồng tiền.
Hằng ngày Ngọc dùng 1 đồng mua gạo bên nhà Cô Hàng Xóm rồi cô ấy lại dùng 1 đồng mua thịt bên nhà Ngọc vậy nên chỉ cần 2 đồng này đã đủ để giao dịch ngày qua ngày. Cuộc sống ok và ổn định. Nó gọi là TIỀN SINH HOẠT.
1 ngày Ngọc nổi hứng muốn mua chiếc ô tô của Cô Hàng Xóm nên đi vay Ông Ngân Hàng 5 đồng, và cầm cố 1 mảnh đất, và chịu tiền lãi của 5 đ.
Ngọc mang 5 đồng về đưa cho Cô Hàng Xóm và rước xe ô tô về,… rồi điều thú vị đó là Cô Hàng Xóm hân hoan vui mừng mang 5 đồng gửi vào Ngân Hàng tiết kiệm.
Như vậy thế giới bây giờ có tổng cộng 15 đồng trong đó có 10 đồng tiền giấy + 5 đồng đại điện bởi mảnh đất.
1 ngày khác Ngọc nổi hứng muốn mua chiếc máy bay nhà Cô Hàng Xóm nền đi vay Ông Ngân Hàng 6 đồng, và cầm cố 2 mảnh đất và chịu tiền lãi của 11 đ.
Ngọc mang 6 đồng về đưa cho Cô Hàng xóm và rước máy bay về,… rồi điều thú vị lặp lại Cô Hàng Xóm hân hoan như mở cờ mang 6 đồng gửi vào Ngân Hàng tiết kiệm.
Như vậy thế giới bây giờ có tổng cộng 21 đồng tỏng đó có 11 đồng tiền giấy + 3 mảnh đất.
Vâng cứ như vậy thì Ngân Hàng được thu lãi dựa trên 3 mảnh đất cầm cố với giá 11 đ, và trả lãi thấp hơn cho 11 đ tiền gửi của cô Hàng xóm của Ngọc. Trong túi Ngân hàng vẫn có đủ 8 đ.
Bản chất 5 đồng tiền của Ngân hàng được cho vay đi vay lại rất nhiều lần, quy trình chỉ chấm dứt khi Cô Hàng Xóm của tôi không mang tiền đi gửi nữa.
Ok – Cái này dễ hiểu chứ bạn?
Về bản chất Cô Hàng Xóm đã gửi vào ngân hàng 11 đ, nếu cô ấy đến rút thì Ngân Hàng làm gì đủ tiền mà trả. Đấy là chưa kể tôi còn tiếp tục vay để mua Tàu Thuỷ, Du Thuyền nữa đó.
Kết luận 1: Khi chúng ta đặt bút kí vay tiền và thế chấp thì vật thế chấp đó chính thức biến thành tiền vào ném vào tổng tiền chung của thế giới. Tổng tiền phình ra 1 phần.
Lượng tiền vay hiện tại có nhiều không các bạn? Vĩ mô hoá nó nên bạn sẽ thấy Tổng Lượng Tiền đang tăng lên nhanh thế nào.
————————————
Quay lại thời điểm ban đầu:
Ngọc có 0 đồng.
Cô Hàng Xóm có 0 đồng.
Ông Ngân hàng có 10 đồng.
Vậy là đầu tiên cả thế giới có 10 đồng tiền.
Ngọc cưới cô Hàng Xóm và đi vay ngân hàng 5 đồng, và sau 2 năm phải trả gốc 5 đồng và 2 đồng lãi.
Sau khi trả gốc cho Ngân hàng thì ngân hàng sẽ về 10 đồng.
Mà cả thế giới có 10 đồng tiền.
2 đồng lãi kia từ đâu ra? Đơn giản thôi – sẽ có 1 mảnh đất của Ngọc có giá 2 đồng được thế vào.
Như vậy 2 sau năm tổng tiền của thế giới tăng lên 12 đồng.
Kết luận 2: Tiền lãi sẽ khiến cho tổng lượng tiền tăng lên bằng cách Tiền Hoá những tài sản chưa được đem đi trao đổi (ví dụ mảnh đất mà Ngọc phải đem đi trả lãi)
Ok – Cái này dễ hiểu chứ bạn?
Lượng tiền hiện đang chịu lãi có nhiều không các bạn? Vĩ mô hoá nó lên bạn sẽ thấy Tổng Lượng Tiền đang tăng nhanh thế nào.
————————————
Quay lại thời điểm ban đầu:
Ngọc có 1 đồng.
Cô Hàng Xóm có 1 đồng.
Ông Ngân hàng có 8 đồng.
Vậy là đầu tiên cả thế giới có 10 đồng tiền.
Nhưng do yêu cầu tiêu dùng cao nên Ngọc cần 6 đồng nếu không doanh nghiệp phá sản – Cô Hàng Xóm cần 7 đồng nếu không cũng phá sản nốt. Thế là cần in thêm xiền, tuỳ từng quốc gia mà ai sẽ là người quyết định in tiền. Đại loại là in thêm 10 đồng nữa để cứu doanh nghiệp.
In xong tổng lượng tiền là 20 đồng.
Kết luận 3: Trong trường hợp tiền không thể lưu thông từ nơi có đến nơi thiếu, hoặc nhu cầu phát triển quá nhanh khiến lượng tiền không đáp ứng đủ thì cần in thêm tiền.
Do kinh thế thị trường cần lượng tiền giao dịch là rất lớn nên chuyện in thêm tiền là điều cần thiết ở tất cả các nước. Đó là lý do khiến Tổng Lượng Tiền tiếp tục tăng lên.
Nếu như các nước cùng in tiền với lượng tương đương nhau thì tỷ giá đồng tiền sẽ không bị ảnh hưởng.
————————————
Và đến ngày hôm nay thì nhiều thứ có thể mã hoá thành tiền để ném vào Tổng Tiền Chung lắm: Ví dụ: chữ ký, uy tín, lời hứa, …vân vân. (Tiêu biểu là ký sec)
————————————
Như vậy, nếu như chúng ta vay tiền thì sẽ khiến cho tổng lượng tiền tăng lên vì khi đó 1 mảnh đất thế chấp được ném vào Tổng Tiền Chung, và khi chúng ta trả nợ là chúng ta làm giảm 1 lượng trong Tổng TIền Chung vì khi ấy, mảnh đất được trả lại và không còn là tiền giao dịch nữa.
Nếu cả thế giới đi trả hết nợ thì chúng ta sẽ chẳng còn tiền để giao dịch vì khi đó thế giới lại trở về với 10 đồng.
————————————
Giải thích hiện tượng mất giá đồng tiền:
Với Tổng Lượng Tiền tăng lên càng cao thì số tiền bạn vay hoặc cho vay trong quá khứ trở thành nhỏ đi.
Ví dụ 1: đầu tiên Ngọc vay 5 đồng nhưng cả thế giới có 10 đồng => số tiền vay = ½ tổng lượng tiền.
Nhưng sau khi tổng lượng tiền lên tới 21 đồng thì => số tiền vay = ¼ tổng lượng tiền.
Nhưng với Cô Hàng Xóm: lúc đầu gửi 5 đồng có giá trị =½ tổng lượng tiền.
Nhưng sau khi tổng lượng tiền lên tới 21 đồng thì => số tiền gửi = ¼ tổng lượng tiền.
————————————
Như vậy với những sản phẩm có thể sản xuất tự động và sản lượng lớn thì về giá trị sẽ giảm đi nhiều.
Ví dụ 1 chiếc PC năm 2000 có giá 5.000.000 đ = 2.500 suất cơm thời đó.
1 chiếc PC cấu hình mạnh hơn rất nhiều năm 2014 có giá 4.000.000 đ = 100 suất cơm 2014
Lý giải bởi PC sản xuất ra ngày càng nhiều và đơn giản hơn, còn lương thực thực phẩm thì không hề được làm ra nhiều hơn đáng kể và dễ hơn đáng kể sv những năm 2000.
Những năm 2007 1 chiếc iPhone có giá 13 triệu = 13 tháng lương.
Năm 2014 1 chiếc iPhone có giá 13 triệu = 1 – 2 tháng lương.
Nguyễn Minh Ngọc ™